Trong ngôi nhà, bếp là nơi giữ lửa cho gia đình do đó khu bếp luôn được chú trọng từ việc bố trí nội thất đến trang trí sinh động. Đây là nơi mọi người quây quần sau cả một ngày dài nên vừa phải ấm cúng nhưng cũng phải đủ diện tích, thông thoáng sạch sẽ.

Một căn bếp đẹp không chỉ riêng phần thiết kế tinh tế mà đi kèm với nó là tủ bếp phải phù hợp với không gian. Việc chọn được tủ bếp tốt, hợp lý sẽ giúp người nội trợ có một không gian thoải mái để trổ tài nấu nướng.

Hiểu được điều đó, hôm nay Decor Sài Gòn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn và qua đó giúp bạn có thể đưa ra được một lựa chọn tốt hơn cho không gian bếp của mình.

Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn

Căn bếp là nơi mà người nội trợ gia đình trổ tài nấu nướng nên mọi thiết kế trong không gian bếp phải được bố trí một cách hợp lý. Một trong những yếu tố làm nên một căn bếp hoàn hảo chính là kích thước tủ bếp.

Dưới đây là một số kích thước tiêu chuẩn được phân tích một cách rõ ràng hơn trong thiết kế tủ bếp.

1. Kích thước tủ bếp trên

Tủ bếp trên (tủ bếp treo tường) chính là loại tủ bếp cao vừa tầm với hoặc cao ngang tầm mắt của người dùng. Tủ bếp trên rất tiện để đặt những đồ vật nhẹ giúp người nội trợ dễ dàng trong việc nấu nướng.

Thông thường chiều sâu tủ bếp trên tính cả cánh sẽ là 35cm. Đây là kích thước chuẩn để bạn có thể đựng đồ vật trong bếp và cũng không chiếm quá nhiều không gian bếp của bạn.

Chiều rộng tủ thì có nhiều kích thước hơn dễ dàng hơn cho bạn chọn lựa như: 30, 40, 50, 60, 70, 80cm. Chiều rộng của tủ cũng phải cân nhắc đến mục đích sử dụng, không gian bếp và phong cách bạn muốn hướng tới.

Cũng như chiều rộng, chiều cao của tủ bếp trên cũng rất phong phú chẳng hạn như: 35, 70, 90cm. Chiều cao của tủ còn phải phụ thuộc vào việc lắp đặt những đồ vật khác trong không gian bếp.

Tuy nhiên, cho dù bạn có tìm được tủ bếp thích hợp đến đâu chăng nữa thì vẫn nên bàn bạc lại kĩ càng với người thiết kế, kiến trúc sư để có thể dung hòa được mọi yêu cầu của bạn với không gian và có được một tủ bếp trên hoàn hảo nhất.

2. Kích thước tủ bếp dưới

Bên cạnh tiêu chuẩn thông thường ra thì tủ bếp dưới còn có kích thước cơ bản được các nhà sản xuất tủ bếp của Mỹ đưa ra. Đây là tiêu chuẩn cũng tương đối thịnh hành hiện nay, bởi vì nó chính là kích thước bên ngoài được quyết định dựa trên những đồ vật và bạn muốn chứa trong tủ.

– Chiều cao của tủ bếp dưới: Với chiều cao thì tủ bếp dưới được tính bằng độ cao của cả tủ và mặt tủ tính từ mặt sàn.

– Chiều cao tính từ mặt sàn là từ 80-90cm (tốt nhất là nên thấp hơn khuỷu tay người nội trợ từ 10-15cm). Với những khoang không có máy rửa bát âm tủ thì chiều cao khoảng 82cm là lý tưởng nhất.

– Chiều sâu khoảng từ 60-75cm.

– Chiều cao chân tủ là 10cm. Cái này phải đạt tiêu chuẩn, có thể xê dịch một chút nhưng không được thấp quá 10cm vì sẽ rất khó cho việc lau chùi, vệ sinh. Chán tủ có độ sâu dao động trong khoảng từ 5-7cm.

3. Khoảng cách tủ bếp trên và dưới

Khoảng cách tối thiểu giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 38cm và khoảng cách tiêu chuẩn phù hợp với nhiều không gian bếp nhất là 45cm. Nếu như người phụ trách vai trò nội trợ trong gia đình có chiều cao tốt và bếp nhà bạn cũng rộng và cao thì bạn nên suy nghĩ đến việc lựa chọn khoảng cách xấp xỉ 60cm.

Nếu bạn muốn làm kiểu bếp kết hợp bar hoặc tận dụng mặt bàn bếp để làm bàn ăn, bàn làm việc thì khoảng cách tối thiểu nên là 75cm. Nhưng cách thiết kế thêm phần phụ này đòi hỏi không gian bếp phải đủ lớn cũng như đủ thông thoáng mới có thể đạt được giá trị thẩm mỹ và thỏa mãn được yêu cầu của gia chủ.

Bởi bếp dưới (sát mặt đất) được làm bếp gas âm hoặc đặt bếp nên nhiều gia chủ hướng tới việc sử dụng máy hút mùi, hút khói nên phải có khoảng cách chính xác để vừa đảm bảo an toàn vừa không làm ảnh hưởng tác dụng hút mùi của máy.

Thông thường khoảng cách từ mặt bếp (có bếp) tới máy hút mùi nằm trong khoảng 60cm và lý tưởng nhất là 74-77cm thì nó sẽ đảm bảo được cả chức năng hút mùi của máy mà còn an toàn cho người sử dụng.

4. Kích thước khoang tủ

Do tủ bếp dưới được sử dụng để đặt rất nhiều đồ vật như bát đĩa hay những thiết bị dùng cho việc nấu ăn nên việc chia kích thước khoang tủ cũng là một việc vô cùng quan trọng. Bạn nên chú ý rằng việc chia kích thước khoang tủ này không phụ thuộc vào mặt bàn hay mặt trên cùng của tủ, bạn chỉ chia cho không gian bên trong tủ.

Chiều sâu của cánh tủ và phần thân tủ là 57-62cm. Bởi vì còn tùy thược vào việc gia chủ sẽ đặt đồ dùng gì và cách thiết kế nên có thể tăng thêm nhiều về kích thước. Nếu gia chủ muốn thiết kế tủ dưới thành một ô tủ đặc biệt dành để đặt tủ lạnh thì độ sâu lý tưởng là khoảng 92cm.

Với cách thiết kế theo không gian trong tủ thì bạn sẽ được gợi ý việc sử dụng modul. Modul là gì? Đó là những khối cứng được làm riêng biệt sau đó lắp vào không gian trống của tủ và tạo nên một chiếc tủ hoàn thiện. Hiện nay, một số modul tủ bếp được làm riêng với độ sâu khoảng 35cm. Đây là kích thước phù hợp cho tủ bếp nếu modul tủ dưới được thiết kế cao bằng so với tủ trên.

Kích thước bệ bếp

1. Chiều rộng của kệ bếp

Các loại tủ bếp thường thấy thì bàn bếp có chiều rộng khoảng 60-70cm là hợp lý để đặt bếp gas, lò vi sóng cũng như đặt một số đồ dùng cần thiết. Đây là chiều rộng đối với những không gian bếp tương đối rộng hoặc bình thường.

Nếu như không gian bếp của gia đình bạn không được rộng thì 50cm cũng là một kích thước tốt và đủ để có thể đặt bếp lẫn những vật dụng nấu ăn cần thiết. Dĩ nhiên nếu không gian rộng bạn cũng có thể làm mặt bếp rộng hơn chứ không bắt buộc chỉ nằm trong khoảng 60-70cm.

2. Chiều dài của kệ bếp

Ngoài chiều rộng thì chiều dài của bếp cũng là điều cần chú ý để có một tủ bếp đạt tiêu chuẩn. Chiều dài kệ bếp thường sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong bếp hơn so với chiều rộng.

Vị trí bố trí kệ bếp rất quan trọng để có thể có đủ không gian nấu nướng và đi lại trong bếp. Nhiều gia chủ đã suy nghĩ đến việc lựa chọn thiết kế tủ bếp theo hình chữ L hoặc I để mang lại sự thuận tiện cũng như sang trọng nhất cho không gian ấm áp của bếp.

Để có một căn bếp đẹp, đạt tính thẩm mỹ cao nhất thì căn bếp nên có chiều dài khoảng 3,2-4m hoặc có thể hơn. Chiều dài kệ bếp nếu như được thiết kế hợp lí sẽ tạo được nhiều diện tích cho việc bố trí các đồ vật cần thiết từ đó làm cho căn bếp của bạn không những gọn gàng, sạch sẽ hơn và thẩm mỹ cũng được nâng lên một tầm cao mới.

Chiều cao tủ bếp

DECORSAIGON.COM sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về chiều cao của tủ bếp được thiết kế theo tiêu chuẩn của người Việt.

– Kích thước tiêu chuẩn cho tủ bếp dưới: Chiều cao dao động từ 80-90cm, tủ có chiều sâu tính cả cánh cửa là khoảng 40-50cm. Vì chiều cao tốt cùng với độ sâu tương đối nên ngăn tủ dưới sẽ tạo nên không gian rộng, phù hợp để đặt các thiết bị phục vụ cho công việc nấu ăn như lò vi sóng, lò nướng ấm tủ, bếp ga âm, máy rửa bát,…

– Kích thước tiêu chuẩn cho tủ bếp trên: Phần tủ trên có chiều cao trung bình khoảng 45-80cm và độ sâu dao động trong khoảng từ 30-35cm. Tủ trên phù hợp với các loại máy nhỏ như máy hút mùi, hoặc các loại máy nhỏ, gọn, nhẹ khác.

Kích thước các ngăn tủ bếp

Ngăn tủ bếp thường sẽ không có kích thước cố định bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào mục đích cũng như yêu cầu của gia chủ. Tùy thuộc vào kích thước của đồ vật (thường sẽ là khối cố định) mà gia chủ quyết định thiết kế cho phù hợp.

Các ngăn tủ bếp được bố trí theo kích thước của những vật dụng lớn và cố định không thể thay đổi được về cách sắp xếp như chậu rửa, lò vi sóng, bếp gas âm. Khi thiết kế được theo cách này sẽ đảm bảo được diện tích khoang tủ đủ lớn để chứa những vật dụng ấy và tạo điều kiện thuận lợi cũng như an toàn nhất cho người sử dụng.

Đó chính là một trong những cách hiệu quả để xác định kích thước của ngăn tủ dưới sát mặt đất. Và ngăn tủ bếp của tủ treo tường cũng không ngoại lệ. Nó không chỉ được phân chia theo kích thước của các vật dụng mà còn phải thiết kế sao cho đồng bộ nhất với ngăn tủ dưới để có thể mang đến sự thuận tiện nhất cho người nội trợ. Việc nấu nướng, thao tác trong bếp sẽ là sự hưởng thụ chứ không còn phải quá vất vả loay hoay tìm thứ này thứ kia như xưa nữa.

Kích thước tủ bếp chữ I

Hiện nay trong thiết kế tủ bếp thịnh hành rất nhiều kiểu tuy nhiên nếu nói đến kiểu thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian và kinh tế nhất thì không thể không nhắc đến tủ bếp chữ I. Đây là thiết kế phù hợp được với rất nhiều không gian bếp dù rộng hay hẹp. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu của gia chủ khi lựa chọn cách thiết kế cho không gian bếp của mình. Hãy cùng DSG tìm hiểu kĩ hơn về thiết kế tủ bếp chữ I nhé.

Tủ bếp chữ I là tủ bếp được sắp xếp trên một đường thẳng có dạng giống chữ I và một mặt được áp vào tường. Tủ bếp được thiết kế theo cách này thường sẽ tiết kiệm được rất nhiều không gian đồng thời giúp gia chủ có thể giảm được tối đa chi phí thi công lắp đặt.

Tủ bếp được bố trí theo chữ I nó vừa đảm bảo được những nhu cầu cần thiết của gia chủ cũng vừa tiện nghi và an toàn cho người nội trợ. Tiêu chuẩn cho kích thước của tủ bếp chữ I:

1. Kích thước tủ bếp dưới

– Chiều dài của tủ bếp thường dao động trong khoảng 3m trở lên. Chiều dài còn phụ thuộc nhiều vào không gian cũng như cách sắp xếp đồ vật của bạn tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo tủ bếp có chiều dài trên 3m. Bởi đây là kích thước tối thiểu để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của một căn bếp và tạo được hiệu ứng thẩm mỹ tốt.

– Chiều rộng của tủ bếp tính cả cánh cửa và mặt đá bàn bếp là khoảng từ 60-80cm. Kích thước này mới tạo được không gian đủ rộng để bạn đặt được những đồ dùng phục vụ cho việc nấu nướng.

– Bếp thông thường sẽ có chiều cao nằm trong khoảng từ 81-83cm. Đó là chiều cao trung bình nên nếu những thành viên trong gia đình có chiều cao ổn bạn nên suy nghĩ đến việc chọn chiều cao từ 85-90cm cho tủ bếp dưới. Tránh việc cả nhà có hứng thú nấu ăn lại phải còng lưng vào bếp rất vất vả. Tuy nhiên cũng không nên làm quá cao sẽ rất bất tiện, chiều cao như trên đã qua khoảng thời gian dài kiểm chứng phù hợp cả về nhu cầu lẫn thẩm mỹ căn bếp nên phải cân nhắc kĩ nếu như bạn có lựa chọn khác nhé.

2. Kích thước tủ bếp trên

– Thông thường chiều dài của tủ bếp trên có thể bằng tủ bếp dưới để tạo nên một chỉnh thể hài hòa thống nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp tủ bếp trên có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tủ bếp dưới tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như không gian căn bếp của bạn.

– Chiều rộng thường sẽ bằng khoảng ½ chiều rộng của tủ bếp dưới. Kích thước sẽ dao động trong khoảng từ 30-40cm hoặc có thể xê dịch lên xuống một chút nhưng đừng quá vì sẽ phá hỏng thẩm mỹ căn bếp của bạn.

– Chiều cao của tủ trên có thể bằng hoặc thấp hơn tủ dưới một chút. Trong nhiều trường hợp, nếu như gia chủ hướng đến việc làm tủ bếp chạm trần thì có thể chiều cao sẽ là 90cm trở lên. Tủ trên thường được sử dụng nhiều và phải cao ngang tầm với để tránh cho người nội trợ phải cúi người nhiều nên chắc chắn sẽ có nhiều yêu cầu phải thay đổi trong quá trình thi công. Bạn nên bàn bạc kĩ lưỡng với kiến trúc sư trước khi đưa ra quyết định.

3. Một số lưu ý nhỏ trong kích thước

– Khoảng cách từ mặt tủ cho đến đáy tủ trên có thể dao động trong khoảng 60-65cm.

– Khoảng cách giữa mặt tủ có bếp âm với khu vực máy hút mùi, hút khói tốt nhất là nằm trong khoảng từ 60-70cm. Đây là khoảng cách lý tưởng đảm bảo an toàn cho người dùng và máy hút cũng phát huy công dụng tốt nhất.

– Vị trí để bát đũa nên là nơi dễ lấy, khô ráo, thoáng mát do đó có thể đặt cạnh chậu rửa bát đũa nhưng phải đảm bảo khoảng cách từ 50cm trở lên bởi vì nếu quá gần khi rửa thực phẩm nước sẽ văng vào mất vệ sinh còn nếu quá xa sẽ làm người nội trợ rất mất sức. Vì vậy để đảm bảo sự sạch sẽ và tiện nghi nhất thì tối thiểu phải cách xa 50cm.

– Mỗi gia đình có một cách sắp xếp khác nhau cũng sẽ dùng những đồ gia dụng khác nhau bởi vậy khi thiết kế khoang tủ cho tủ bếp nên cân nhắc kích thước những đồ vật hình khối cố định của gia đình trước để thiết kế được một chiếc tủ vừa vặn đáp ứng nhu cầu và đẹp nhất có thể nhé.

Kích thước tủ bếp chữ L

Có thể nói hiện nay tủ bếp chữ L là tủ bếp được thiết kế phổ biến nhất trong tất cả các không gian bếp ở Việt Nam. Nó không chỉ dễ sử dụng lại còn mang lại vẻ sang trọng cho căn bếp đồng thời căn bếp có tủ bếp được thiết kế theo hình chữ L rất tiết kiệm không gian.

*Với tủ bếp chữ L có một số tiêu chuẩn thông dụng như sau:

Mỗi cạnh có chiều dài không gian tối thiểu khoảng 2m hoặc cũng có thể được bố trí lệch với chiều dài một canh là khoảng từ 3-3,5m cạnh còn lại là 2m. Cũng có một cách khác để bố trí bếp chữ L đẹp đó chính là bố trí 2 cạnh đối xứng nhau với tổng chiều dài lý tưởng nhất là khoảng 4m.

*Bạn nên chú ý một số điều sau khi thiết kế tủ bếp chữ L:

– Nếu thiết kế tủ bếp chữ L thì nên làm chiều dài tối thiểu khoảng 3,2m hoặc cao hơn nữa bởi vì nếu như bạn bố trí quá ngắn từ 2-2,5m sẽ tạo cho căn bếp cảm giác bị hụt, nhiều không gian thừa, không tạo được hiệu quả thẩm mỹ và cũng không đạt yêu cầu sử dụng như mong muốn.

– Tất cả các tủ bếp sử dụng gỗ cao cấp hình chữ L nên được thiết kế với tổng chiều dài lớn hơn 4m mới giúp không gian đẹp, đầy đủ và thẩm mỹ hơn.

– Nếu như không gian bếp rộng bạn có thể thiết kế tủ bếp dài rộng và cao hơn để chứa được nhiều thứ hơn hoặc làm một bar nhỏ cũng không tồi. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi gia đình mà nên có những biến đổi cho phù hợp.

Kết luận

Hy vọng rằng qua bài viết của này bạn đã biết được cách xác định kích thước tủ bếp. Tủ bếp trên tủ bếp dưới, cách bố trí tủ bếp sao cho thẩm mỹ và sang trọng nhất không khó mà chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu một chút và bàn bạc kĩ lưỡng với kiến trúc sư trước lúc thi công thì chắc chắn kết quả sẽ như bạn mong muốn. DecorSaiGon.com mong rằng từ những điều đã chia sẻ trên, bạn có thể đưa ra được một lựa chọn tốt nhất cho không gian bếp của mình nhé.

Nguồn: Tổng hợp

DecorSaiGon Thương hiệu thiết kế & thi công nội thất của công ty TNHH TMDV Decor Sài Gòn. Với nỗ lực trong suốt thời gian qua, chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và biến những sản phẩm thiết kế đó trở thành hiện thực.

CÔNG TY TNHH TMDV DECOR SÀI GÒN

  • Văn phòng: 69/1A Tân Thắng, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
  • Nhà xưởng: Ấp 5, Xuân Thới Thượng, Xã XTT, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0839 8999 38 – 0913 658679
  • Email: Info@decorsaigon.com
  • CSKH: cskh@decorsaigon.com
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Nhập Email của bạn để nhận được chương trình khuyến mãi, cẩm nang trang trí nội thất và thiết kế mới nhất của DECOR SÀI GÒN.
 

Copyright © 2018-2023 DecorSaiGon.Com. All rights reserved.

CLOSE

Danh mục sản phẩm

error: Content is protected !!
Add to cart