Nếu xu hướng thiết kế nội thất ở Bắc Âu là chuộng sự hiện đại, tối giản thì ở Nhật Bản cũng là sự tối giản, đi kèm cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch. Vậy nếu bạn muốn kết hợp cả hai phong cách đó với nhau thì sẽ ra kết quả như thế nào? Japandi chính là câu trả lời, cùng DecorSaicon tìm hiểu về phong cách này nhé!
Sơ lược về phong cách Japandi
Danh mục
Janpandi là tên gọi chung cho hai sự kết hợp giữa phong cách nội thất Nhật Bản (phong cách Japanese) và phong cách Bắc Âu (phong cách Scandinavian), hội tụ những đặc điểm nổi bật của chúng.
Nhìn chung, cả hai phong cách đều có những đặc trưng tương đồng để có thể kết hợp hài hòa với nhau. Chẳng hạn, bạn dễ dàng nhận thấy tình thần tối giản trong cách bày trí nội thất của hai phong cách này. Thiết kế xem trọng công năng sử dụng và sự nhã nhặn, nền nã của tổng thế. Thiết kế nội thất với phong cách Japandi mang đến cảm giác dễ chịu, bình yên trong không gian hiện đại và tinh tế.

Không quá đậm nét đặc trưng, văn hóa Nhật Bản nhưng vẫn giữ được sự tiện nghi, cách bố trí mạch lạc, khúc chiết; kết hợp cùng cảm giác nhẹ nhàng và tinh tế nội thất Bắc Âu. Từ đó tạo nên xu hướng trang trí nội thất được yêu thích, điển hình cho vẻ đẹp hiện đại, tiện nghi, giản đơn.
5 đặc trưng giúp ứng dụng phong cách Japandi khi thiết kế nội thất
Điểm nhấn màu đen
Phong cách bày trí Nhật Bản luôn hiện diện những đường thẳng đen khúc chiết trên nội thất bàn ghế, giường cửa. Với Japandi, sắc đen vẫn được giữ lại như một yếu tố tạo điểm nhấn cho không gian trắng tinh khiết – màu nền đặc trưng của phong cách Bắc Âu.

Công trình thi công nội thất trọn gói với phong cách Japandi sẽ vô cùng cá tính, sắc nét và lôi cuốn hơn khi xuất hiện sắc đen phá cách. Song tổng thể không đem lại cảm giác mạnh mẽ, mà vẫn giữ vẻ tinh tế vốn có của nguyên bản. Để có được điều này, bạn có thể áp dụng nguyên tắc phối màu tỉ lệ 70 – 30 giữa nội thất gỗ sáng màu với nội thất đen khi thực hiện thiết kế.
Vẻ đẹp từ nội thất thô mộc
Đi theo nguyên tắc của phong cách kết hợp này, nội thất kiểu Japandi kết hợp cân bằng giữa hai thái cực. Điển hình nhất là với nội thất gỗ. Nội thất gỗ được ưa chuộng trong cả hai phong cách bày trí từ Á và Âu này. Chúng giữ lại những đường dáng thô mộc, dung dị và phóng khoáng, song không quá nặng nề, sắc nét. Nội thất Japandi thô một cách mềm mại với những đường cong được mài, vót nhẵn mịn, tự nhiên, tạo cảm giác chân thật và gần gũi cho thành quả của bạn.
Tone màu lặng nền nã
Ảnh hưởng từ văn hóa Zen, của thiền và sự tĩnh lặng, tối giản của người Nhật; nội thất Japandi toát lên vẻ đẹp từ những sự nhẹ nhàng qua việc sử dụng tone màu lặng. Đó là những màu như trắng, be xám nhẹ, olive tạo cảm giác bình lặng, tươi mới. Các tone màu kết hợp đan xen trong bản vẽ thi công thiết kế nội thất penthouse, vừa duy trì sự tinh tế, nền nã, hài hòa và vẻ đẹp của nội thất tối giản.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên phá cách theo xu hướng này bởi những điểm nhấn màu nhí nhảnh, thậm chí là tone pastel. Bởi một chút lạc tone cũng sẽ phá đi chất điềm tĩnh vốn có của phong cách này.
Lưu giữ tinh thần Nhật Bản
Đừng quên đưa vào không gian tuyệt vời của bạn tinh thần Châu Á bằng những chi tiết thanh tao của phụ kiện trang trí Nhật Bản. Chẳng hạn như đồ gốm kiểu wabi-sabi, đèn treo giấy xếp hoặc đồ đan mây, tre nứa đơn sơ,…
Ánh sáng tự nhiên là một phần không thể thiếu
Xem trọng yếu tố thiên nhiên là đặc trưng tại cả hai phong cách Nhật Bản và Bắc Âu. Vậy nên, bạn có thể kết hợp những khoảng trống trong quá trình thi công để tận dụng và bắt sáng vào không gian. Những vệt sáng chiếu trên nền nhà hay mảng tường là một chi tiết không thể thiếu làm nên chất nghệ thuật trong Japandi.

Bạn đã sẵn sàng ứng dụng phong cách thiết kế nội thất Japandi đầy thú vị này vào ngôi nhà của mình chưa? Liên hệ ngay với DecorSaigon để được tư vấn nhé!
Nguồn: Tổng hợp