Một nhà bếp hình chữ L được hình thành từ hai tủ liền kề, thường được gọi là chân của chữ L. Chiều dài có thể thay đổi theo khu vực, và phù hợp cho cả phòng lớn và nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên tắc thiết kế nhà bếp chính yếu để thành công tạo ra một nhà bếp hình chữ L.

Với một kế hoạch kỹ càng, nhà bếp hình chữ L sẽ cho phép bạn nấu nướng một cách hiệu quả và có tổ chức. Và bởi vì với bố cục này, bạn có thể tách không gian thành các vùng làm việc riêng rẽ, nên bạn vẫn có thể làm việc của mình, đồng thời người khác cũng vẫn có thể sử dụng bếp. Hơn nữa, cũng vì chúng thường dẫn lối ra một căn phòng lớn hơn, nên bố cục hình chữ L mang đến sự thoải mái, hòa hợp: nếu bạn đang giải trí, khách của bạn vẫn có thể tiếp tục trò chuyện với bạn và cùng lúc đi lang thang vào khu vực nấu ăn một cách an toàn.

Có thể bạn chưa biết: Những nguyên tắc để thiết kế được một căn bếp chữ U hoàn hảo

1/ Bếp hình chữ L với chiều dài khác nhau

Nhà bếp hình chữ L có thể rất linh hoạt, khi nói đến vị trí của bồn rửa, phạm vi và bất kỳ nội thất có chiều cao. Nhưng khi thiết kế một nhà bếp hình chữ L với chiều dài tường khác nhau, chúng tôi thường tìm cách lắp tủ cao ở bên bức tường ngắn hơn và càng xa cửa sổ càng tốt, để không chặn nguồn ánh sáng tự nhiên của phòng.

Ví dụ, bồn rửa và mặt bếp có thể được xếp dọc theo bức tường dài hơn, trong khi các tủ bếp sẽ được gắn trên bức tường ngắn hơn. Các thiết bị có chiều cao bao gồm tủ lạnh-tủ đông tích hợp hoặc lò vi sóng.

Đồng thời, bếp nấu sẽ được đặt ở phía xa của đường chạy dài hơn (cách xa góc tường). Điều này tạo ra không gian chuẩn bị cần thiết ở hai bên của bếp nấu, và cũng cho phép đủ không gian làm việc cho người dùng khác. Ngoại lệ duy nhất của sự sắp xếp này là nếu có một cửa sổ phía trên dãy tủ ở phía bức tường ngắn hơn; trong trường hợp này, bố cục phải được đảo ngược.

Lắp đồ đạc ở phía tường lưng chữ L. Một lần nữa, nó phụ thuộc vào vị trí cửa sổ, nhưng nói chung, trong nhà bếp hình chữ L với chiều dài khác nhau, chúng tôi sẽ gắn tủ bếp ở phía bên tường dài hơn. Điều này cho phép bạn cất được nhiều đồ hơn so với bên bức tường ngắn hơn kia. Việc này cũng đảm bảo những món đồ thủy tinh và gia vị nấu ăn nằm trong tầm với khi có bếp nấu bên dưới.

Nếu không có cửa sổ, bạn có thể lắp tủ dài đến tận góc tường và nối ra hẳn bên tường ngắn hơn, nhưng thường thì các kệ nổi hoặc cửa kính phía trước đem lại hiệu quả tốt hơn, vì chúng tạo cảm giác thoáng, mở. Điều này giúp tạo cảm giác nhà bếp trông lớn hơn.

2/ Bếp hình chữ L với tường cùng chiều dài

Khi cả hai bức tường có chiều dài gần bằng nhau, chúng ta thường đặt tủ cao trên cùng một phía với bếp nấu. Điều này giải phóng không gian làm việc xung quanh khu vực bồn rửa trên bức tường liền kề.

Ví dụ, đối với các bức tường 10 hoặc 12 feet, chúng tôi sẽ đặt tủ lạnh ở phía cuối của một bức tường, có thể đặt lò nướng bên cạnh. Chiều cao sau đó sẽ giảm xuống mức mặt bàn, với một bếp nấu ở giữa không gian ngăn kéo rộng rãi (hoặc lò nướng nếu không nằm ở phía bên kia). Sẽ có không gian quầy ở một trong hai bên, và các tủ phía trên sẽ tiếp tục chiều dài của bức tường.

Khu vực bồn rửa thường chứa một thùng rác kiểu kéo ra bên dưới quầy bên tay trái và máy rửa chén ở bên phải, bên dưới rãnh thoát nước bồn rửa chén (nếu bạn thuận tay phải). Tất nhiên, những sắp xếp này có thể thay đổi theo sở thích cá nhân, và cũng bởi vì trên một trong những bức tường thường có cửa sổ.

Tách bếp và bồn rửa của bạn. Khi cả hai bức tường đều có cùng độ dài, thường có không gian để phân tách bồn rửa và bếp nấu. Lợi ích của việc tách biệt chúng là làm cho khu vực quầy này càng rộng rãi càng tốt.

Sự sắp xếp này cũng tạo ra sự khác biệt giữa khu vực nấu bếp của bạn và khu vực rửa, tạo điều kiện sử dụng không gian hiệu quả.

3/ Tận dụng tối đa không gian góc chữ L

Trong một bố trí nhà bếp hình chữ L, không gian ở phía sau của tủ góc, nơi hai bức tường cắt nhau, có thể khó tiếp cận mà không kéo dài. Và cũng khá là khó để nhìn thấy những thứ bên trong. Kết quả là, không gian góc này có thể dễ dàng bị lãng phí, mất đi tiềm năng đơn giản bởi vì là quá kỳ quặc. Nhưng có những giải pháp được  đặc biệt nghĩ ra để tối đa hóa khu vực có vấn đề này.

Kết hợp các giải pháp góc thông minh. Các lựa chọn lưu trữ cho các góc bếp bao gồm các ngăn kéo tủ của Le Mans, như trong hình dưới đây, giải pháp từ Magic Corner và thiết kế xoay vòng. Hai lựa chọn đầu tiên được lắp đặt hoàn toàn vào mặt sau của tủ góc, cho phép bạn sử dụng toàn bộ không gian này để lưu trữ. Khi mở ra, chúng xoay ra ngoài và về phía bạn, làm cho tất cả các mọi đồ đạc bên trong dễ nhìn thấy và dễ lấy. Ngoài ra, kiểu xoay vòng nhỏ hơn, và thay vì mở rộng ra bên ngoài, các món đồ được đặt trên khay xoay tròn 360 độ của tủ trong suốt và dễ dàng tiếp cận khi cần.

Mỗi kiểu thiết kế này cũng được đặt bên dưới khu nấu nướng, vì vậy các dụng cụ nhà bếp nặng, như máy trộn và máy làm bánh mì, không cần phải đi xa đến quầy để lấy và trở lại. Nếu bạn đang nghĩ về một nhà bếp hình chữ L, thì đừng quên tủ góc này và chắc chắn hãy sử dụng một trong những giải pháp này trong quá trình lập kế hoạch, để bạn có thể tối đa hóa không gian.

4/ Tạo đảo bếp

Đảo bếp có thể kết hợp với cả hai kiểu bố trí nhà bếp hình chữ L – kiểu với một bức tường dài hơn bên kia hoặc với các bức tường có chiều dài bằng nhau. Nó phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhưng với cả hai loại, đảo bếp có thể chứa được cả bếp nấu hoặc bồn rửa. (Mặc dù điều này sẽ không hiệu quả đối với những người muốn giữ cho bề mặt đảo của họ gọn gàng.)

Với bồn rửa hoặc bếp nấu trên đảo, một trong hai bên tường sẽ được chứa những chiếc tủ cao, trong khi bên kia sẽ giữ những chiếc tủ thấp hơn, với tủ gắn tường ở trên. Bức tường này sẽ dễ dàng chứa bất kỳ thiết bị nào (bồn rửa hoặc bếp nấu) không có trên đảo.

Nếu bạn muốn một môi trường mang tính thân thiện, đảo bếp có thể có một số chỗ ngồi ngay phía sau nó, xa khỏi khu vực nấu ăn. Đảo bếp cũng thường cung cấp một số không gian chứa đồ.

5/ Thêm bàn và ghế

Nếu không gian không cho phép bạn lắp thêm đảo bếp (hoặc bạn không muốn lắp), hãy xem xét đặt một chiếc bàn ăn, hoặc quầy để ngồi ăn sáng bình thường hoặc thậm chí một vài chiếc ghế đẩu đặt xung quanh quầy. Đây là một cách để tạo ra một không gian nơi bạn có thể làm việc, ngồi và nói chuyện, hoặc ăn một miếng, thường là trong khi ngồi với gia đình hoặc khách.

6/ Xây thụt vào trong

Bố trí nhà bếp hình chữ L ở đây khá là lý tưởng cho một không gian mở. Mặc dù đây là một không gian tương đối nhỏ, nhưng khách hàng rất muốn tạo cảm giác bếp được tách riêng ra khỏi khu vực sinh hoạt, nhưng vẫn tiếp tục cùng màu sắc và chủ đề trong toàn bộ căn phòng.

Chúng tôi đã đạt được điều này bằng cách tạo ra bức tường lõm cho nhà bếp, với diện tích vách ngăn cao 10 inch chạy phía trên tủ bếp dài hơn và phần cao 14 inch ở bên ngắn hơn. Cách này rất thực tế, vì chúng sẽ làm ẩn đi nguồn cung ánh sáng. Có một xu hướng khá phổ biến trong năm trước là để trần bếp thành nơi nổi bật nhất trong phòng, với các chi tiết nhấn nhá, trần nhà được trang trí sâu và vách ngăn hạ thấp trở thành “hot trend”.

Tổng hợp

DecorSaiGon Thương hiệu thiết kế & thi công nội thất của công ty TNHH TMDV Decor Sài Gòn. Với nỗ lực trong suốt thời gian qua, chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và biến những sản phẩm thiết kế đó trở thành hiện thực.

CÔNG TY TNHH TMDV DECOR SÀI GÒN

  • Văn phòng: 69/1A Tân Thắng, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
  • Nhà xưởng: Ấp 5, Xuân Thới Thượng, Xã XTT, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0839 8999 38 – 0913 658679
  • Email: Info@decorsaigon.com
  • CSKH: cskh@decorsaigon.com
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Nhập Email của bạn để nhận được chương trình khuyến mãi, cẩm nang trang trí nội thất và thiết kế mới nhất của DECOR SÀI GÒN.
 

Copyright © 2018-2023 DecorSaiGon.Com. All rights reserved.

CLOSE

Danh mục sản phẩm

error: Content is protected !!
Add to cart