Giữa không gian và con người luôn có sự tương tác qua lại và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhau. Đặc biệt, với những công việc có liên quan tới nghệ thuật, sáng tạo,… không gian tác động tới trải nghiệm, cảm xúc và năng suất công việc. Theo ASID, 1999 (The American Society Of Interior Designers) 50% số người tìm kiếm công việc nói rằng họ muốn làm tại những công ty có không gian làm việc tốt, tối ưu.

Trong bài viết này, Hãy cùng DecorSaiGon.com phân tích về mối liên kết giữa không gian làm việc và sự sáng tạo-năng suất nhé!
Có thể bạn chưa biết: Thiết kế văn phòng làm việc và những tiêu chuẩn cần đảm bảo
1/ Không gian ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sáng tạo và năng suất làm việc
Danh mục
Với những công việc sáng tạo, có những yếu tố đặc trưng góp phần tác động tới hiệu suất/năng suất làm việc một ngày của mỗi cá nhân nhưng chưa được nhận thức đúng đắn:
1.1/ Hạn chế tương tác giữa các thành viên
Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là sự hạn chế tương tác giữa các thành viên. Việc hạn chế tương tác, trao đổi công việc, đồng nghĩa với hạn chế sự sáng tạo và quá trình “brainstorming” giữa nhiều bộ não với nhau. Hơn thế nữa, việc phải di chuyển qua lại giữa các phòng sẽ gây mất thời gian và không tối ưu về mặt năng suất trong công việc của mỗi cá nhân hằng ngày.

1.2/ Thiếu không gian riêng tư
Theo khảo sát mỗi năm tại Anh, có 3 trên 10 người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần do áp lực công việc.
Sự mất cân bằng giữa áp lực công việc và refresh bản thân trong một ngày làm việc ảnh hưởng lớn tới không chỉ tâm lý mà còn năng suất làm việc. Ngoài không gian làm việc chung để tương tác, mỗi cá nhân cần có không gian riêng cho cả thời gian nghỉ ngơi hay những lúc tập trung cao độ để sáng tạo.
Ví dụ: Nhân viên uể oải, mất tập trung sau giờ trưa do không được nghỉ ngơi hoặc không có không gian nghỉ ngơi đủ thoải mái. Hoặc nhân viên content creator cần tập trung sáng tạo nội dung, nhưng không gian làm việc xung quanh quá ồn hoặc bí bách?

1.3/ Thiếu các yếu tố thiên nhiên
Các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, cây xanh… luôn có ảnh hưởng tích cực đến con người. Không tiếp xúc với môi trường tự nhiên trong thời gian dài dễ khiến con người trở nên mệt mỏi, căng thẳng.

- Thiếu ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng không được cân bằng dẫn đến mỏi mắt, buồn ngủ, căng thẳng…
- Thiếu cây xanh: Một bài báo trên Psychology Today đã công nhận tác động tích cực của cây cối đối với nhận thức của con người. Ngắm nhìn cây xanh còn giúp ta tiết ra serotonin (hormone hạnh phúc), giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ thông minh và sáng tạo hơn.
Có thể thấy, sáng tạo cũng cần không gian nuôi dưỡng. Mọi ý tưởng sáng tạo đều bắt nguồn từ những trải nghiệm xoay quanh cuộc sống của chúng ta. Đối với những người làm văn phòng thì không gian làm việc chính là nơi họ tiếp xúc nhiều nhất và tất nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sáng tạo và hiệu quả công việc. Một không gian thiếu tính sáng tạo sẽ kìm hãm những ý tưởng hay, dĩ nhiên không thể đòi hỏi bất cứ sự sáng tạo hay năng suất làm việc nào.
2/ Các yếu tố trong thiết kế không gian giúp tăng tính sáng tạo và năng suất làm việc
Không gian làm việc sáng tạo là những không gian tập trung tới trải nghiệm của người sử dụng. Khi trải nghiệm được chăm chút và làm giàu, chất liệu để sáng tạo và tập trung làm việc cũng sẽ đa dạng hơn.
2.1/ Cân bằng giữa không gian tương tác và riêng tư
Thiết kế mở được ưa chuộng tại phần lớn những công ty, tập đoàn có tính chất làm việc sáng tạo (Google, Microsoft, etc.). Ngoài khu làm việc cơ bản và phòng họp, không gian làm việc nên có thêm một số khu chức năng khác như brainstorm area được thiết kế tối ưu và kích thích sự sáng tạo, điên rồ nhưng đủ riêng tư. Hoặc khu vực cafe để thư giãn, phòng sự nghỉ ngơi giữa một ngày làm việc dài. Việc cân bằng giữa hai yếu tố tương tác và riêng tư là thiết yếu, để tạo được một không gian làm việc sáng tạo tối ưu nhất!

2.2/ Cân bằng giữa các yếu tố của không gian

Ánh sáng
Ngoài việc tận dụng ánh sáng tự nhiên, thiết kế ánh sáng trong không gian là công việc đòi hỏi sự tính toán để phù hợp với công năng và trải nghiệm người sử dụng.
Với không gian làm việc chung nên sử dụng ánh sáng xanh, có nhiệt độ màu 17,000k. Đây là mức độ ánh sáng hỗ trợ thị lực và giúp tỉnh táo do làm giảm lượng melatonin một loại hormone gây buồn ngủ.
Những ánh sáng ấm thường tạo cảm giác thư thái, thoải mái nên có thể áp dụng cho những không gian mang tính chia sẻ như phòng họp, khu thảo luận nhóm hoặc những khu vực dành cho nghỉ ngơi.
Cây cối
Như đã phân tích ở trên, cây xanh là yếu tổ tự nhiên được khuyến khích sử dụng trong thiết kế văn phòng và có ảnh hưởng tới năng suất và sự sáng tạo trong công việc của nhân viên.
Như đã phân tích ở trên, cây xanh là yếu tổ tự nhiên được khuyến khích sử dụng trong thiết kế văn phòng và có ảnh hưởng tới năng suất và sự sáng tạo trong công việc của nhân viên.
Màu sắc
Chúng tôi khuyến khích lựa chọn những gam màu tươi tắn cho khu vực entrance để khi bước vào không gian nhân viên sẽ cảm thấy có thật nhiều năng lượng.
Ví dụ: màu đỏ có khả năng thu hút, khuấy động; màu vàng mang lại cảm giác tươi mới và sự tích cực… nên được sử dụng tại các không gian như họp nhóm, brainstorming, để kích thích sáng tạo. Những màu trung tính, mang cảm giác thư giãn nên được sử dụng tại khu vực pantry, nghỉ trưa.
Toàn bộ không gian cần được cân bằng về màu sắc tùy thuộc và mục đích sử dụng không gian.
Kết luận:
Không gian làm việc ảnh hưởng tới tâm lý và năng suất công việc của con người. Một không gian sáng tạo, đề cao tính trải nghiệm là lựa chọn phù hợp với xu hướng hiện nay và sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp.