Thiết kế và thi công nội thất bằng ứng dụng vật liệu từ kính đã không còn quá xa lạ với chúng ta nữa rồi, chúng đem lại không gian thoáng rộng hơn, giá thành phải chăng,…
Dưới đây sẽ là 5 cách ứng dụng vật liệu kính khi thi công nội thất:
Cửa kính
Một trong những cách ứng dụng chất liệu kính phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng cho thiết kế nội thất của mình, đó chính là dùng cho cửa lớn và cửa sổ.

Khi lắp đặt cửa sổ và cửa lớn bằng kính, bạn sẽ tận dụng được ánh sáng tự nhiên giúp không gian luôn sáng sủa, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Ngoài ra, nếu trong thiết kế của mình bạn có dành khoảng không cho sân vườn, tiểu cảnh hoặc vị trí nằm gần hướng sông, công viên,… thì việc bố trí cửa sổ, cửa kính sẽ là một giải pháp hoàn hảo để không gian nhà ở gần gũi hơn với thiên nhiên.

Tuy nhiên, khi thi công nội thất bạn cần chú ý hướng lắp đặt cửa sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Bởi khí hậu nước ta thuộc kiểu nóng, ẩm cho nên nếu nhà ở lắp đặt quá nhiều cửa kính sẽ dễ gây hấp nắng, tạo cảm giác oi bức. Đặc biệt nên hạn chế lắp cửa kính lớn ở hướng Tây và hướng Đông.
Mái kính
Trong những năm gần đây, xu hướng lắp mái bằng kính đang ngày trở nên phổ biến hơn và bạn có thể bố trí mái kính tại các vị trí như: giếng trời, khu vực cầu thang, khu vực thông tầng, phía trên tiểu cảnh trang trí trong nhà,..

Bên cạnh đó, bạn nên chọn loại mái che bằng kính có kích thước phù hợp và dán thêm lớp phim cách nhiệt để tránh bị chói sáng, hoặc bị hấp thụ quá nhiều nhiệt.
Sàn kính
Kế đến là một cách ứng dụng khá mới lạ đối với các công trình nhà ở tại Việt Nam, đó là sử dụng sàn kính cho các phần như: chiếu nghỉ, bậc thang, hành lang, tầng lửng,…

Nếu bạn muốn sở hữu một thiết kế nội thất độc đáo, bắt mắt và ấn tượng hơn thì có thể sử dụng kính cường lực làm sàn thay cho các loại gạch hoặc ván gỗ thông thường.
Vách kính
Và đối với một số không gian nhà ở, để tạo cảm giác thoáng rộng nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư; đồng thời phân chia khu vực rõ ràng thì vách kính sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Bạn có thể ứng dụng vách kính để ngăn cách các khu vực như: phòng tắm – bồn rửa mặt; phòng bếp – phòng khách; phòng làm việc – phòng ngủ; các khu vực chung – riêng;… trong nhà.

Vách kính là kết cấu ngăn chia linh hoạt, gọn nhẹ, tiện lợi tạo cảm giác vừa riêng tư, vừa thân thiện. Thêm vào đó, nó còn mang đến khả năng lan truyền ánh sáng một cách hiệu quả, giúp các không gian luôn sáng sủa, tiết kiệm điện năng tối ưu.
Nội thất kính
Cuối cùng, bạn có thể biến ngôi nhà của mình thành một không gian nghệ thuật bằng cách ứng dụng các vật dụng nội thất từ chất liệu kính; chẳng hạn như: bàn kính, tủ kính, kệ kính,…
Ưu điểm nổi bật nhất của các đồ dùng nội thất kính là dễ vệ sinh, lau chùi, tạo cảm giác thoáng rộng, sáng sủa cho ngôi nhà.
Nguồn: Tổng hợp